Quảng cáo Google

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT

nồng độ amôni trong nước cao, rất dễ sinh nitrit (NO2). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N - nitroso - là tiền chất có tiềm năng gây ung thư.

Các phương pháp xử lý amôni trong nước .
        Sơ lược về amôni
            Thuật ngữ Amoni bao gồm có 2 dạng: không ion hoá (NH3) và ion hoá (NH4). Amoni có mặt trong môi trường có nguồn tốc từ các quá trình chuyển hoá, nông nghiệp, công nghiệp và từ sự khử trùng nước bằng cloramin. Lượng Amoni tự nhiên ở trong nước bề mặt và nước ngầm thường thấp hơn 0,2mg/lít. Các nguồn nước hiếm khí có thể có nồng độ Amoni lên đến 3mg/lít.
            Việc chăn nuôi gia súc quy mô lớn có thể làm gia tăng ượng Amoni trong nước mặt. Sự nhiễm bẩn Amoni có thể tăng lên do các đoạn nối ống bằng vữa ximăng. Amoni trong nước là một chỉ danh ô nhiễm do chất thải động vật, nước cống và khả năng nhiễm khuẩn. Khi hàm lượng Amoni trong nước ăn uống cao hơn tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước cống và có khả năng xuất hiện các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gây bệnh.
            Lượng Amoni trong môi trường so với sự tổng hợp bên trong cơ thể là không đáng kể. Tác hại của nó chỉ xuất hiện khi tiếp xúc với liều lượng khoảng trên 200mg/kg thể trọng.
            Tiêu chuẩn về Amoni trong nước được xây dựng không phải vì tác hại của nó đến sức khoẻ nên không có hướng dẫn dựa trên cơ sở sức khoẻ. Tuy vậy, Amoni làm hại cho quá trình khử trùng nước, nó tạo ra nitrit trong hệ thống phân phối, làm hại quá trình tách loại mangan và gây mùi vị lạ.
            Với những lý do trên đây, Amoni được xếp vào nhóm các chỉ tiêu cảm quan (được đánh dấu bằng chữ a trong bảng tiêu chuẩn theo quyết định 1329/2002/BYT-QĐ của Bộ Y tế). Khi Amoni trong nước ăn uống vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì chưa ảnh hưởng lắm tới sức khoẻ nhưng đó là dấu hiệu cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải có nguồn gốc động vật và có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh.
amôni là yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp thể hiện ở hai khía cạnh.
Thứ nhất, nó làm giảm tác dụng của clo là tác nhân sát trùng chủ yếu áp dụng ở các nhà máy nước (NMN) Việt Nam, do phản ứng với clo tạo thành monocloamin là chất sát trùng thứ cấp hiệu quả kém clo hơn 100 lần.
            Thứ hai, amôni cùng với một số vi lượng trong nước (hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) là “thức ăn” để vi khuẩn phát triển, gây hiện tượng “không ổn định sinh học” của chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp về các yếu tố cảm quan. Đây chính là khía cạnh được giới khoa học các nước phát triển quan tâm nhiều vào những năm 1980-1990 và là cơ sở của phương pháp xử lý - ổn định nước cấp bằng vi khuẩn.
            Một hiện tượng nữa cần được quan tâm là khi nồng độ amôni trong nước cao, rất dễ sinh nitrit (NO2). Trong cơ thể động vật, nitrit và  nitrat có thể biến thành N - nitroso - là tiền chất có tiềm năng gây ung thư. Mặc dù bằng chứng dịch tễ học chưa đầy đủ về tác hại đối với con người, nhưng Tổ chức Y tế thế giới cũng như Tiêu chuẩn 1329/2002 (Bộ Y tế) đã đề ra mức giới hạn 3 và 50mg/l đối với nitrit và  nitrat tương ứng nhằm ngăn ngừa bệnh mất sắc tố máu (methaemoglobinaemia) đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Trong nước ngầm, các hợp chất nito có thể tồn tại dưới dạng các hợp chất hữu cơ, nitrit, nitrat, và amôni. Có rất Hệ thống xử nhiều phương pháp xử lí amôni trong Vật lý: Amôni & nước ngầm đã được các nước trên thế giới thử nghiệm và đưa vào áp dụng: Làm thoáng để khử NH3 ở môi trường pH cao (pH = 10 .. 11); clo hóa với nồng độ cao hơn điểm đột biến trên đường cong hấp thụ clo trong nước, tạo cloramin; Trao đổi ion NH4+ vŕNO3- bằng các vật liệu trao đổi Kation/Anion, như:

Klynoptilolyle hay Sepiolite; Nitrat hóa bằng phương pháp sinh học; Nitrat hóa kết hợp với Khử nitrat;
Công nghệ Annamox, Sharon/Annamox (nitrit hóa một phần amôni, sau đó amôni cňn lại là chất trao điện tử, nitrit tạo thành là chất nhận điện tử, được chuyển hóa thŕnh khí nitơ nhờ các vi khuẩn kỵ khí;
Phương pháp điện hóa, điện thẩm tách, điện thẩm tách đảo chiều; vv...
Vấn đề xử lý amôni trong nước cấp, nhất là ở mức nồng độ cao cỡ 10 - 20mg/l và hơn nữa, còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Trong điều kiện Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, cần phải nghiên cứu tìm ra một phương pháp phù hợp, đảm bảo một số yêu cầu như: Hiệu quả xử lý cao, làm việc ổn định, chi phí chấp nhận được, phù hợp với các thông số chất lượng nước của ta.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số các phương pháp xử lí amôni trong nước cấp thì phương pháp oxy hóa vi sinh - lọc sinh học ngập nước có thổi khí, có hoặc không có quá trình khử nitrat (tùy theo nồng độ amôni ban đầu) tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả. Phương pháp này không gây ô nhiễm, không cần giai đoạn xử lý phụ như phương pháp clo hóa, hoặc tốn kém trong công đoạn hiếm nguyên vật liệu như trao đổi Kation.
Cơ chế sinh hóa của quá trình xử lý amôni trong nước ngầm bằng phương pháp sinh học
Đầu tiên, amôni được oxy hóa thŕnh các nitrit nhờ các vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrosospire,
Nitrosococcus, Nitrosolobus (pha thứ 1). Sau đó các ion nitrit bị oxy hóa thŕnh nitrat nhờ các vi khuẩn
Nitrobacter, Nitrospina, Nitrococcus (pha thứ 2). Các vi khuẩn nitrat hóa Nitrosomonas và Nitrobacter thuộc loại vi khuẩn tự dưỡng hóa năng. Năng lượng sinh ra từ phản ứng nitrat hóa (Nitơ Amôn là chất nhường điện tử) được vi khuẩn sử dụng trong quá trěnh tổng hợp tế bào. Nguồn cacbon để sinh tổng hợp ra các tế bào vi khuẩn mới là cacbon vô cơ (HCO3- là chính). Ngoài ra chúng tiêu thụ mạnh O2.
Quá trình trên thường được thực hiện trong bể phản ứng sinh học với lớp bùn dính bám trên các vật liệu mang - giá thể vi sinh. Vận tốc quá trình oxy hóa nitơ amon phụ thuộc vào tuổi thọ bùn (màng vi sinh vật), nhiệt độ, pH của môi trường, nồng độ vi sinh vật, hàm lượng nitơ amon, oxy hòa tan, vật liệu lọc... Các vi khuẩn nitrat hóa có khả năng kết hợp thấp, do vậy việc lựa chọn vật liệu lọc nơi các màng vi sinh vật dính bám cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất làm sạch và sự tương quan sản phẩm của phản ứng sinh hóa. Sử dụng vật liệu mang phù hợp làm giá thể cố định vi sinh cho phép giữ được sinh khối trên giá thể, tăng tuổi thọ bůn, nâng cao và ổn định hiệu suất xử lý trong cùng một khối tích công trình cũng như tránh được những sốc do thay
đổi điều kiện môi trường.
Để loại bỏ nitrat trong nước, sau công đoạn nitrat hóa amoni là khâu khử nitrat sinh hóa nhờ các vi sinh vật dị dưỡng trong điều kiện thiếu khí (anoxic). Nitrit và nitrat sẽ chuyển thành dạng khí N2. Để thực hiện phương pháp này, người ta cho nước qua bể lọc kỵ khí với vật liệu lọc, nơi dính bám và sinh trưởng của vi sinh vật khử nitrat. Quá trình này đòi hỏi nguồn cơ chất - chất cho điện tử. Chúng có thể là chất hữu cơ, H2S, vv... Nếu trong nước không có oxy nhưng có mặt các hợp chất hữu cơ mà vi sinh hấp thụ được, trong môi trường anoxic, khi đó vi khuẩn dị dưỡng sẽ sử dụng NO3- như nguồn ôxy để ôxy hóa chất hữu cơ (chất nhường điện tử), còn NO3- (chất nhận điện tử) bị khử thành khí nitơ. Vi khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển hoá NO3- thành khí N2 và cần có nguồn cacbon để tổng hợp tế bào. Do đó khi khử NO3- sau quá trình nitrat hóa mà thiếu các hợp chất hữu cơ chứa cacbon thì phải đưa thêm các chất này vào nước.
Hiện nay, người ta thường sử dụng khí tự nhiên (chứa metan), rượu, đường, cồn, dấm, axetat natri, vv... Axetat natri là một trong những hoá chất thích hợp nhất.
Vật liệu mang – giá thể vi sinh là sợi acrylic chuyên dụng, có đặc tính nhẹ, rẻ, dạng sợi xù xì (để tăng độ bám cho mảng vi sinh vật - biofilm), đường kính 1.5 mm, kết nối với nhau thành mạng lưới, màu trắng, do Công ty Biofill, NET Co. Ltd. (Nhật Bản) sản xuất. Mô hình vận hành với hàm lượng nitơ amôni trong nước thí nghiệm ~ 20mg/l (là giá trị N-NH4+ cao trong nước ngầm ở một số nhà máy nước của Hà Nội hiện nay). Các mô hình được chạy với các chế độ khác nhau, mục đích là xác định các thông số phù hợp sao cho đạt hiệu quả xử lý cao nhất nhưng đảm bảo yêu cầu về mặt kinh tế. Các tiêu chí để lựa chọn chế độ vận hành là: Thời gian lưu nước tối thiểu, đồng nghĩa với việc giảm khối tích công trình xử lý;
Loại hóa chất phù hợp: chất nuôi, nguồn cacbon, chất kiềm; Lượng hóa chất bổ sung tối thiểu, để giảm chi phí vận hành trạm xử lý, nghĩa là chi phí sản xuất nước tối thiểu nhưng vẫn đạt hiệu quả xử lý: chất kiềm, nguồn cacbon; Xác định các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý như nhiệt độ, độ kiềm, hàm lượng oxy hòa tan, sự có mặt và ảnh hưởng của các hợp chất gây ức chế quá trình xử lý như sắt, mangan, nitrit, vv... Kết quả cho thấy, sau quá trình Nitrat hóa, hàm lượng amôni trong nước thí nghiệm khoảng 20 mg/l đã giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 0 - 0,53mg/l, đạt hiệu suất từ 93,2 - 99,9%, với thời gian lưu nước 1 giờ. Với hàm lượng amôni trong nước <10mg/l, có thể chỉ cần thực hiện một quá trình nitrat hóa là đủ đạt yêu cầu chất lượng nước cấp cho sinh hoạt. Với hàm lượng amôni trong nước lớn hơn, cần thực hiện cả hai quá trình: nitrat hóa và khử nitrat để đạt yêu cầu chất lượng nước với cả chỉ tiêu NO3- (vì NH4+ được chuyển hoá thành NO3-).
Do phản ứng nitrat hóa tiêu thụ ion HCO3-, nếu độ kiềm trong nước nguồn không đảm bảo, cần bổ sung thêm kiềm.
            Với nguồn nước lấy cho thí nghiệm tại Trung tâm CEETIA, liều lượng kiềm tối thiểu cần bổ sung là 50 mg NaHCO3/l. Tuy nhiên, nếu hàm lượng kiềm bổ sung nhiều, pH cao, lại không có lợi cho quá trình xử lý, do NH4+ chuyển thành dạng NH3 tự do là chất kìm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật. Lượng bùn dư nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Việc sục khí trực tiếp và xả bùn dư có thể khắc phục được hạn chế này.
Hiệu quả Khử nitrat đạt trung bình 95.14%. Thời gian lưu nước tối thiểu để đạt hiệu suất cao và ổn định (> 95%) là HRT = 2giờ.
Sau xử lý NO2- ở đầu ra mô hình khử nitrat vẫn còn có lúc cao hơn tiêu chuẩn cho phép (3 mg/l). Để khắc phục vấn đề tręn, có thể thực hiện các giải pháp: tăng thời gian lưu nước vì điều chỉnh tỷ lệ F/M phù hợp; bổ sung thêm axetat natri để sử dụng hết oxy hòa tan còn trong nước; sục khí bổ sung sau công đoạn khử nitrat. Kiểm soát mùi cũng là một lý do cần thiết phải sục khí bổ sung sau khử nitrat.
Vật liệu mang acrylic tỏ ra rất phù hợp làm giá thể dính bám vi sinh trong xử lý sinh học. So với các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như các loại đá khoáng xốp, vật liệu này có các chỉ tiêu vượt trội hơn hẳn về độ sạch, diện tích tiếp xúc bề mặt, độ rỗng, độ bền, nhẹ, lại không bị tắc vŕ sức cản dòng chảy nhỏ. Còn so với các vật liệu nhân tạo khác, vật liệu này cũng có nhiều ưu điểm như độ dính bám tốt, nhẹ, vŕ giá thành rẻ.
-           Giá thành xử lý nước ngầm nhiễm amôni khá phức tạp và tốn kém.

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/


Tiêu chuẩn Nước sinh hoạt TCVN 5502 : 2003

STT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Mức tối đa
1
Màu sắc
mg/l Pt
15
2
Mùi, vị
Không có
3
Độ đục (1)
NTU
5
4
pH
6 - 8,5
5
Độ cứng, tính theo CaCO3
mg/l
300
6
Hàm lượng oxy hòa tan, tính theo oxy
mg/l
6
7
Tổng chất rắn hoà tan
mg/l
1000
8
Hàm lượng amoniac, tính theo nitơ
mg/l
3
9
Hàm lượng asen
mg/l
0,01
10
Hàm lượng antimon
mg/l
0,005
11
Hàm lượng clorua
mg/l
250
12
Hàm lượng chì
mg/l
0,01
13
Hàm lượng crom
mg/l
0,05
14
Hàm lượng đồng
mg/l
1,0
15
Hàm lượng florua
mg/l
0,7 - 1,5
16
Hàm lượng kẽm
mg/l
3,0
17
Hàm lượng hydro sunfua
mg/l
0,05
18
Hàm lượng mangan
mg/l
0,5
19
Hàm lượng nhôm
mg/l
0,5
20
Hàm lượng  nitrat,  tính  theo nitơ
mg/l
10,0
21
Hàm lượng nitrit, tính theo nitơ
mg/l
1,0
22
Hàm  lượng  sắt  tổng số (Fe2+ + Fe3+)
mg/l
0,5
3
Hàm lượng thủy ngân
mg/l
0,001
24
Hàm lượng xyanua
mg/l
0,07
25
Chất hoạt  động bề mặt, tính theo Linear Ankyl benzen Sufonat (LAS)
mg/l
0,5
26
Benzen
Mg/l
0,01
27
Phenol và dẫn xuất của phenol
Mg/l
0,01
28
Dầu  mỏ  và  các  hợp  chất dầu mỏ
Mg/l
0,1
29
Hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ
Mg/l
0,01
30
Hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ
Mg/l
0,1
31
Colifom tổng số (2)
MPN/100 ml
2,2
32
E.Coli và coliform chịu nhiệt
MPN/100 ml
0
33
Tổng hoạt độ αlpha
pCi/l 3)
3
34
Tổng hoạt độ beta
pCi/l
30


Chú thích:
1) NTU (Nephelometric Turbidity Unit): Đơn vị đo độ đục.
2) MPN/100 ml (Most Probable Number per 100 liters): Mật độ khuẩn lạc trong 100 ml. 3) pCi/l (picocuries per liter): Đơn vị đo độ phóng xạ Picocuri trên lit.
3) pCi/l (picocuries per liter): đơn vị đo độ phóng xạ Picocuri trên lit.

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/

Một số Tiêu chuẩn lọc nước


TCVN 4559 - 78, Nước thải. Phương pháp xác định độ pH.

TCVN 4560 - 88, Nước thải. Phương pháp xác định hàm lượng cặn.

TCVN 5988: 1995 (ISO 5664: 194), Chất lượng nước. Xác định Amoni. Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

TCVN 5991: 1995 (ISO 5666/3: 1984), Chất lượng nước. Xác định thuỷ ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa. Phương pháp sau khi vô cơ hoá với Brom.

TCVN 6002 : 1995 (ISO 6333: 1986), Chất lượng nước. Xác định mangan. Phương pháp trắc quang dùng Fomaldoxim.

TCVN 6053: 1995 (ISO 9696: 1992), Chất lượng nước. Đo tổng độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày.

TCVN 6177: 1996 (ISO 6332: 1988), Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin.

TCVN 6178: 1996 (ISO 6777: 1984), Chất lượng nước. Xác định nitrit. Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.

TCVN 6180: 1996 (ISO 7890/3: 1988), Chất lượng nước. Xác định nitrat. Phương pháp trắc phổ dùng axitosunfosalixylic.

TCVN 6181: 1996 (ISO 6703/1: 1984), Chất lượng nước. Xác định xyanua tổng.

TCVN 6182: 1996 (ISO 6595: 1982), Chất lượng nước. Xác định asen tổng. Phương pháp quang phổ dùng bạc diety-dithiocacbamat.

TCVN 6183: 1983 (ISO 9965: 19930, Chất lượng nước. Xác định selen. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

TCVN 6184: 1996 (ISO 7072: 1990), Chất lượng nước. Xác định độ đục.

TCVN 6185: 1996 (ISO 7887: 1985), Chất lượng nước. Kiểm tra và xác định mầu sắc.

TCVN 6187-1: 1996 (ISO 9308/1: 1990), Chất lượng nước. Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.

TCVN 6189-2: 1996 (ISO 7899/2: 1984), Chất lượng nước. Phát hiện và đếm khuẩn liên cầu phân. Phần 2: Phương pháp màng lọc.

TCVN 6191-2: 1996 (ISO 6461/2: 1986), Chất lượng nước. Phát hiện và đếm số bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sunphit (Clostridia). Phần 2: Phương pháp màng lọc.

TCVN 6193: 1996 (ISO 8288: 1986), Chất lượng nước. Xác định coban, niken, đồng kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

TCVN 6`94: 1996 (ISO 9297: 1989), Chất lượng nước. Xác định clorua. Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp Mo).

TCVN 6195: 1996 (ISO 10359/1: 1992), Chất lượng nước. Xác định florua. Phương pháp dò điện hoá đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ.

TCVN 6196-3: 2000 (ISO 9964/3: 1993), Chất lượng nước. Xác định natri và kali. Phần 3: Xác định natri và kali bằng đo phổ phát xạ ngọn lửa.

TCVN 6219: 1995 (ISO 697: 1992), Chất lượng nước. Đo tổng độ phóng xạ beta trong nước không mặn.

TCVN 6200: 1996 (ISO 9174: 1990), Chất lượng nước. Xác định sunfat. Phương pháp trọng lượng sử dụng bari clorua.

TCVN 6222: 1996 (ISO 9174: 1990), Chất lượng nước. Xác định crom tổng. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.

TCVN 6635: 2000 (ISO 9390: 1990), Chất lượng nước. Xác định borat. Phương pháp đo phổ dùng azometin-H.

TCVN 6657: 2000 (ISO 12020: 1990), Chất lượng nước. Xác định nhôm. Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử.

TCVN 7087: 2002 [CODEX STAN 1- 1985 (Rev.1 - 1991, Amd. 1999 & 2001)], Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

ISO 8360/2: 1988, Water quality - Detection an enumeration of Pseudomonas aeruginosa - Part 2: Membrane fitration method (Chất lượng nước - Phát hiện và đếm pseudomonas aeruginosa - Phần 2: Phương pháp màng lọc).

AOAC 920.201, Barium in water. Gravimetric method (Bari trong nước. Phương pháp khối lượng).

AOAC 960.40, Copper in foods. Colorimetric method (Đồng trong thực phẩm. Phương pháp so mầu).

AOAC 964.16, Antimony in foods. Spectrophotometric method (Atimon trong thực phẩm. Phương pháp quang phổ).

AOAC 973.30, Polycyclic aromatic hydrocarbons and Benzo[a] pyrenne in food. Spectrophotometric method (Hydro cacbon thơm đa vòng và benzo[a] pyren trong thực phẩm. Phương pháp quang phổ).

AOAC 973.41, pH of Water (pH của nước).

AOAC 974.27, Cadmium, chromium, copper, iron, lead, magnesium, manganese, silver, zinc in water - Atomic absorption spectrophotometric method (Cadimi, crom, đồng, sắt, chì, mangan, bạc, kẽm trong nước. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử).

AOAC 977.22, Mercury in water - Flameless atomic absorption spectrophotometric method (Thuỷ ngân trong nước. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa).

AOAC 986.15, Asenic, cadmium, lead, selenium and zinc in human and pet foods (Asen, cadimi, chì, selen và kẽm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).

AOAC 990.06, Organocholorine pesticides in water. Gas chromatograhic method (Thuốc bảo vệ thực vật chứa gốc clo hữu cơ trong nước. Phương pháp sắc ký khí).

AOAC 991.07, Nitrogen  - and phosphorua - containing pesticides in finished drinking water. Gas chromatographic method (Thuốc bảo vệ thực vật chứa gốc nitơ và gốc phospho trong nước uống. Phương pháp sắc ký khí).

AOAC 992.14, Pesticides in water. Liquid chromatographic method with ultraviolet detector (Thuốc bảo vệ thực vật trong nước. Phương pháp sắc ký khí lỏng với đầu dò tia cực tím).

APHA 2120, Color (Xác định mầu sắc).

APHA 3111, Metals by flame atomic absorption spectrometry (Xác định kim loại bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa)

APHA 3112, Metals by cold-vapor atomic absorption spectrometry (Xác định kim loại bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử hơi lạnh).

APHA 3113, Metals by electrothermal atomic absorption spectrometry (Xác định kim loại bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện).

APHA 3114, Arsenic and selenium by hydride generation/ atomic absorption spectrometry (Xác định asen và selen bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử/ tạo hidrua).

APHA 4110, Determination of anions by ion chromatography (Xác định các anion bằng sắc ký ion).

APHA 4500-Cl_, Chloride (Xác định clorua).

APHA 4500-F_, Fluoride (Xác định florua).

APHA 4500-B, Boron (Xác định Bo).

APHA 4500-CN_, Cyanide (Xác định xyanua).

APHA 4500-NH3, Ammonia (Xác định amoniac).

APHA 6440, Polynuclear aromatic hydrocarbons (Xác định hidrocacbon thơm đa vòng).

ASTM D 3086-95, Standard test method for Organochlorine pesticides in water (Phương pháp thử chuẩn về thuốc bảo vệ clo hữu cơ).

EPA 507, Determination of nitrogen and phosphorus - containing pesticides in water by gas chromatography with a nitrogen-phophorus detector (Xác định thuốc bảo vệ thực vật chứa gốc nitơ và phospho trong nước bằng sắc ký khí có đầu dò nitơ-phospho).

USEPA 7041A, Antimony. Atomic absorption, furnace technique (Antimon. Phương pháp hấp thụ nguyên tử, kỹ thuật nung).

USEPA 7740A, Selenium. Atomic absorption, furnace technique (Selen. Phương pháp hấp thụ nguyên tử, kỹ thuật nung).

NF T90-112, Dosage de dix éléments métalliques (Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, Ag, Cd, Pb) pas spectrométrie d’ absorption atomique dans la flame - Méthodes de dosage directe et aprés complexation et extraction.

NF T90-414, Essais des eaux - Recherche et denombrement des coliforms et des coliformes thermotolerants - Method generale par ensemencement en milieu liquide (NPP).

NF Y90-416, Essais des eaux - Recherche et denombrement des streptocoques du groupe D - Method generale par filtration sur membrane (NEQ ISO 7899/2).

NF T90-417, Essais des eaux - Recherche et denombrement des spores de bacteries anaerobies sulfito - Reductrices de clostridium sulfito - Reducteurs - Method generale par filtration sur membrane.

NF T90-421, Essais des eaux - Examens microbiologique des eaux de piscines.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Tiêu chuẩn nước thải vào ao hồ


Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu khi thiết kế mới và thiết kế cải tạo mạng lưới thoát nước bên ngoài và công trình.

Khi thiết kế hệ thống thoát nước ngoài việc phải tuân theo tiêu chuẩn còn phải tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước về nguyên tắc vệ sinh khi xả nước thải vào sông, hồ.

1. Quy định chung:
1.1.  Khi thiết kế hệ thống thoát nước phải xem xét các giải pháp cơ bản của sơ đồ thoát nước được lựa chọn phù hợp với thiết kế quy hoạch của các khu dân cư và công nghiệp, mặt bằng tổng thể của các cụm công nghiệp…

Các phương án thiết kế phải chú ý tới khả năng hợp tác và quan hệ công nghiệp giữa các nghành sản xuất và khả năng phát triển của đối tượng cần được thoát nước.

Phải chú ý tới khả năng tận dụng nước thải đã được làm sạch để sử dụng trong công nghiệp và nông, ngư nghiệp…

1.2. Khi lựa chọn sơ đồ và hệ thống thoát nước phải đánh giá về mặt kinh tế, kỹ thuật, mức độ đảm bảo vệ sinh của các công trình thoát nước hiện có và khả năng tiếp tục sử dụng chung.

1.3. Khi thiết kế thoát nước cho các điểm dân cư, cho phép sử dụng các kiểu hệ thống thoát nước: chung, riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống kết hợp tùy theo địa hình, điều kiện khí hậu, yêu cầu vệ sinh của công trình thoát nước hiện có; trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

1.4 Đối với hệ thống thoát nước mưa, nếu điều kiện cho phép có thể sử dụng hệ thống mương máng hở và phải chú ý xử lý phần nước mưa bị nhiễm bẩn nhiều nhất.

Ghi chú: Khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa cần lưu ý đến các quy định trong chương “ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng” của quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị 20 TCN 82: 1981.

1.5 Hệ thống thoát nước của các xí nghiệp công nghiệp thướng thiết kế theo kiểu riêng hoàn toàn, nhưng trong mọi trường hợp phải xem xét khả năng kết hợp thoát nước toàn bộ hoặc một phần nước thải sản xuất với nước thải sinh hoạt.


Link tài liệu: http://giacavattu.com/uploads/Tieu_chuan_thai_nuoc_vao_ho.pdf

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC HIẾU KHÍ


Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) công suất 600 m3/ngày của Công ty TNHH Furukawa được thiết kế và xây dựng với phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Kết quả phân tích nước thải sau khi qua HTXLNT cho thấy khả năng xử lý hữu hiệu các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt. Với hiệu quả xử lý các chỉ tiêu > 95%, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong việc xử lý nước thải sinh hoạt. Nước thải đầu ra không những đạt tiêu chuẩn cho phép loại C,  TCVN 5945:2005 như yêu cầu mà còn thỏa mãn tiêu chuẩn loại A, TCVN 5945:2005 ở tất cả các chỉ tiêu đã tiến hành khảo sát.

Link tài liêu: http://greentechvietnam.com/thuvien/bao/Bao.pdf

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/